banner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoa

Bản tin khoa

(Cập nhật ngày: 27/10/2017)

Mới đây, Đề tài Ươm tạo, hoàn thiện công nghệ và biện pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa chịu mặn thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng của TS. Phùng Tôn Quyền, Doanh nghiệp Nông nghiệp chống chịu Phương Đông - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Trường Đại học Phương Đông) đã đoạt giải tại Cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (VCIC) và Ngân hàng Thế giới tổ chức trao Giải thưởng “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam”.

PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với TS. Phùng Tôn Quyền (ảnh) xung quanh sự kiện này.

PV: Thưa ông, lý do nào khiến ông chọn Đề tài Ươm tạo, hoàn thiện công nghệ và biện pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa chịu mặn thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng?

TS. Phùng Tôn Quyền: Xuất phát từ thực tế, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã khiến nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng như: Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa đã và đang chịu ảnh hưởng của việc nhiễm mặn vào đất liền từ 10 - 20 km so với trước đây. Do đó, tăng độ mặn ảnh hướng tới trồng lúa, vì cây lúa chịu mặn được dưới 1/1.000, trong khi xâm nhập mặn có thể 4 – 6/%o.

Điều này, khiến bà con nông dân khu vực bị ảnh hưởng phải tìm giải pháp khác để ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu như: chuyển đổi cây trồng, thay đổi cây trồng, thậm chí, có thể chuyển đổi nghề nghiệp… Song, theo tôi, cây lúa vẫn là cây trồng thân thuộc hàng trăm, nghìn năm nay, là nguồn thu chủ yếu của nhiều bà con và nhiều người do trình độ, hoàn cảnh cũng khó trong việc chuyển đổi cây trồng, nghề nhiệp. Điều này dẫn tới, việc tìm, tạo giống chống chịu, thích ứng biến đổi khí hậu tại khu vực này là vấn đề trước mắt và lâu dài.

Do đó, tôi đã chọn Đề tài này và phối hợp với với Khoa Công nghệ sinh học, trường Đại học Phương Đông và một số Viện nghiên cứu tạo ra giống lúa chống chịu, thích ứng với biến đổi với khí hậu khu vực này.


TS. Phùng Tôn Quyền, Doanh nghiệp Nông nghiệp chống chịu Phương Đông - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Trường Đại học Phương Đông)

PV: Ông đã thử nhiệm Đề tài này ở những địa phương nào? Kết quả của các giống lúa chịu mặn ra sao?

TS. Phùng Tôn Quyền: Tôi đã nghiên cứu và thử nhiệm Đề tài này từ năm 2011 – 2012, ở các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa. Kết quả là ra các giống lúa chống chịu sâu, bệnh, điều kiện bất lợi. Trong đó, điển hình nhất là giống lúa chống chịu ngập mặn 4 - 6 %o cho các khu vực ven biển, có thể trồng xen canh giữa nuôi tôm và trồng lúa. Hiện nay, tôi đang có 2 ha tại HTX Giao Châu (Giao Thủy – Nam Định) trồng 1 năm 2 vụ. Kết quả ban đầu, lúa chịu mặn của tôi đang năng suất 5 - 6 tấn/ 1 ha. Bên cạnh đó, một trong những ưu điểm của giống lúa chịu măn này là có thể trồng xen canh bên cạnh các khu vực nuôi tôm.

Thực tế các giống lúa chúng tôi nghiên cứu dựa trên các giống lúa thường dùng ở khu vực này như: Bắc thơm, Khang dân… chúng tôi đã khai thác sự đa dạng tự nhiên về nguồn gen chịu mặn, sâu bệnh qua chọn lọc trực tiếp trong điều kiện mặn hoặc chọn lọc di truyền các tính trạng số lượng, chọn lọc nhờ sự trợ giúp của các chỉ thị phân tử. Nhờ đó, quá trình chọn tạo giống chống chịu mặn trở lên nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của.

PV: Để ra được thị trường, ông đã có những chuẩn bị gì cho các giống lúa này? Và dự kiến bao giờ sản phẩm này có mặt trên thị trường?

TS. Phùng Tôn Quyền: Đối với vấn đề thị trường, theo tôi vẫn là phải trình diễn mô hình thành công. Sau đó, kết hợp với truyền thông để người dân biết được và sử dụng. Hiện, đã có một số công ty cung cấp giống lúa ở Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng đã tìm tới và liên hệ với chúng tôi về các loại lúa chịu mặn.

Tuy vậy, mặc dù, đã trồng thử nhiệm và thành công được vài năm nhưng vẫn trên cơ sở các dòng lúa chưa ra giống lúa để sản xuất đại trà. Theo dự kiến của chúng tôi, nếu tốt đẹp vào năm 2019, giống lúa chịu mặn này sẽ có mặt tại thị trường.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Tin cũ hơn

Trang đầu 12 Trang cuối

Khoa Điện – Cơ điện tử, Đại học Phương Đông
Số 4 ngõ chùa Hưng Ký, 228 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 043 8633063.
Email: dcdt.pdu@gmail.com.      
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 5
Số người đã truy cập: 1991594