banner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoa

Nghiên cứu khoa học

(Cập nhật ngày: 26/5/2021)

Truyền thông đang trở thành một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam với tổng giá trị ngành là 324 triệu USD vào năm 2020 (Theo báo cáo của Akamai và Viettel).


(Ảnh minh họa)

Với độ phủ sóng Internet lên tới 70,3% và gần 69 triệu người dùng hòa mạng, Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông số. Một trong những công nghệ góp phần quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông đa phương tiện là thị giác máy tính.

Thị giác máy tính ứng dụng trong công nghệ dựng phim

Nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood thu hút khán giả không chỉ bởi nội dung hay mà còn là vì các kỹ xảo điện ảnh mãn nhãn. Làm thế nào mà các nhà làm phim có thể tạo ra những hình ảnh và kỹ xảo tuyệt vời khiến cho khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình. Tất cả đều nhờ vào thị giác máy tính.

(Ảnh minh họa)

Một số kĩ thuật của thị giác máy tính được sử dụng trong việc tạo kỹ xảo như
quay phim theo dõi, tái tạo hình ảnh 3 chiều, các kĩ thuật nắm bắt chuyển động của cơ thể và khuôn mặt; các hiệu ứng trực quan số để dựng cảnh trên máy tính, ví dụ như kĩ thuật blue screen matting (dùng tấm màn xanh dương), structure from motion (mô phỏng cấu trúc 3D từ chuyển động 2D), optical flow (kĩ thuật luồng quang học- Tự động phát hiện các đối tượng trong ảnh), … Các kĩ thuật này đã giúp cho các nhà sản xuất phim có thể sáng tạo ra những kĩ xảo hình ảnh chân thực và đẹp mắt nhất.

Thị giác máy tính ứng dụng trong công nghệ thực tế tăng cường

Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality-AR) sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong do  máy tính tạo ra như âm thanh, hình ảnh, video, hoặc dữ liệu GPS.

(Ảnh minh họa)

Sự tăng cường thêm các yếu tố được thực hiện theo thời gian thực và trong bối cảnh thực. Với sự hỗ trợ của thị giác máy tính, thông tin về thế giới thực xung quanh người dùng trở nên có tính tương tác, sinh động hơn.

Từ những ứng dụng trên ta thấy thị giác máy tính chính là công cụ giúp các nhà làm nội dung có thể thỏa sức sáng tạo và đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm khó quên. Để có cái nhìn rõ nét về thị giác máy tính và các ứng dụng trong ngành Truyền thông đa phương tiện, các bạn hãy tìm hiểu bài viết trên báo Tạp chí Thông tin và Truyền thông của ThS. Chu Hải Hà chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện, Đại học Phương Đông về “Thị giác máy tính trong truyền thông đa phương tiện” nhé !

Link bài viết: 
https://ictvietnam.vn/thi-giac-may-tinh-trong-truyen-thong-da-phuong-tien-20210315102956346.htm





Khoa Điện – Cơ điện tử, Đại học Phương Đông
Số 4 ngõ chùa Hưng Ký, 228 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 043 8633063.
Email: dcdt.pdu@gmail.com.      
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 13
Số người đã truy cập: 2418322