banner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoabanner chinh cua khoa

Sinh viên nghiên cứu khoa học

(Cập nhật ngày: 18/3/2015)

 Sinh viên Trần Thanh Sơn cho biết điểm khác biệt và nổi bật của chiếc xe đạp điện này là toàn bộ phần “não bộ” dùng 2 động cơ 250W DC, động cơ một chiều có mô men lớn, 8 cục pin 7.5A và 2 bộ điều khiển mỗi bộ chịu được động cơ 350W. Trong khi các xe đạp điện bán ở ngoài thị trường thường dùng động cơ 3 pha.  Chính vì thế, ưu điểm của xe là tăng tốc nhanh. Với thiết kế ba số, xe thích hợp mọi địa hình như leo dốc, đường trường, thậm chí ngập hết bánh vẫn đi được.

Nói về những khó khăn khi chế tạo ra chiếc xe này, sinh viên Trần Thanh Sơn cho biết: Do làm lần đầu nên 2 bạn đã phải mất công đưa ra phương án thiết kế cho mạch điều khiển rồi test đi test lại bài toán điều khiển cho xe. Tuy nhiên, cái này cũng không phải là quá khó do phù hợp chuyên ngành học. Cái khó nhất và mất thời gian nhất là khâu gia công cơ khí do cả hai bạn đều học chuyên ngành điện. Có những chi tiết phải đi tìm cửa hàng gia công ở ngoài hoặc tìm mua cho phù hợp với bài toán mình đặt ra. Cũng vì không có nhiều tiền nên các bạn đã tận dụng tối đa những gì có thể dùng lại được. Ví dụ yên xe được lấy từ yên xe máy cũ rồi cắt cúp lại. Vành xe được mua từ vành xa đạp và tự cân lại. Các chi tiết khác như động cơ, bánh răng, ắc quy là mua mới được. Tuy nhiên, Sơn cho biết, hai bạn cũng có một số thuận lợi là được tận dụng xưởng thực hành của nhà trường và mặc dù không học cùng trường nhưng vì cả 2 đều ở cùng một nhà trọ nên dễ dàng làm việc theo nhóm.

Nguyễn Hữu Sang và Trần Thanh Sơn (áo trắng) với phương tiện đi lại hàng ngày của mình

 

Cho đến thời điểm này hai chủ nhân của chiếc xe cho biết đã hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu đối với xe đạp điện này. Xe đã được các bạn đưa vào sử dụng 3 tháng nay với độ ổn định cao. Tốc độ đang duy trì ở mức 40-50km/h tùy địa hình, có thể chạy 1,5 giờ đồng hồ liên tục trên đường.

Chia sẻ về ý tưởng trong thời gian tới, hai bạn có vẻ rất hào hứng với “đứa con tinh thần” của mình và cho biết: sau này các bạn sẽ nâng cấp chế thêm đèn pha cho xe, nâng cấp công nghệ để điều khiển được vận tốc, điều khiển từ xa để chống trộm và cố gắng làm cho nó ngày càng giống với mẫu xe Exciter của Yamaha - kiểu dáng các bạn vẫn thấy mê ngay từ khi có ý tưởng làm ra chiếc xe này.

 



Tin cũ hơn

cong thong tin sinh vien

Khoa Điện – Cơ điện tử, Đại học Phương Đông
Số 4 ngõ chùa Hưng Ký, 228 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 043 8633063.
Email: dcdt.pdu@gmail.com.      
Thống kê truy cập
Số người trực tuyến: 15
Số người đã truy cập: 2430091