PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN KHOA ĐIỆN – CƠ ĐIỆN TỬ
Nghiên cứu khoa học – biện pháp tự đào tạo của giảng viên (GV), qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Không có nhà trường nào cung cấp đủ kiến thức cho con người hoạt động suốt đời, đặc biệt là trong hoàn cảnh khoa học kỹ thuật phát triển theo một tốc độ không kiểm soát nổi như hiện nay.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, người GV không thể tự bằng lòng với những kiến thức thu nhận được trên giảng đường đại học trước đây, mà phải thường xuyên nâng cao trình độ. GV phải tự học để hòa nhập với sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều không tránh khỏi nếu chúng ta không muốn bị cuộc sống đẩy ra khỏi dòng chảy của nó. Thực hiện nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hình thức tự đào tạo, nâng cao trình độ. Có thể nói đây là lý do quan trọng để trong quy định về nhiệm vụ của GV các trường đại học tất cả các nước phân thành hai phần: giảng dạy và NCKH. Ở Việt nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng dành khoảng 1/3 thời gian làm việc của mỗi GV cho hoạt động NCKH. Quy định này áp dụng cho mọi trình độ GV từ cử nhân tới tiến sỹ, giáo sư.
GV các trường đại học, cao đẳng là tinh hoa của đội ngũ trí thức nên hoạt động NCKH của họ có thể góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề khoa học của xã hội. Nhưng khi yêu cầu GV làm NCKH, hiển nhiên không phải người ta chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế hay khoa học do GV trực tiếp mang lại, mà trước hết người ta nghĩ đến tác dụng của nó đối với nhiệm vụ gảng dạy của GV. Những kết quả người GV đạt được qua NCKH luôn để lại dấu ấn trên bài giảng của họ. Đó là cơ sở để có những bào giảng hay, là cơ sở để đổi mới phương pháp giảng dạy, là những yếu tố mới mẻ bổ ích và thiết thực cho SV mà nhiều khi lại không có trong giáo trình nào cả. Đó là chất men tạo ra sự say mê học tập cho SV. Nó cũng khiến cho người thầy am hiểu thấu đáo hơn lĩnh vực khoa học mà mình cần chuyển tải đến SV, tự tin hơn khi đứng trên bục giảng.
Nghiên cứu khoa học – biến pháp phát triển năng lực tự học của người học.
Hình thức đào tạo tín chỉ hiện nay luôn lấy người học làm trung tâm, đề cao dạy cách học và dạy tự học.
Hướng dẫn SV tự học, làm những bài tiểu luận, khóa luận là một biện pháp hiệu quả trong việc dạy cách học và dạy tự học. Ngoài ra hướng dẫn SV làm NCKH là tạo cho họ niềm say mê học tập, tìm tòi nghiên cứu. Những SV đã được rèn luyện kỹ năng tự học, sau này họ thường có khả năng phát hiện vấn đề và biết cách tìm đường lối giải quyết vấn đề. Nó cũng là dịp để họ được rèn luyện khả năng diễn đạt, thuyết trình, thuyết phục người khác. Những kỹ năng này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghề nghiệp, đến sự thành đạt của họ sau này.
Thực trạng nghiên cứu khoa học của GV và SV khoa Điện – Cơ điện tử
Ý thức được tầm quan trọng của NCKH các GV và SV khoa Điện – Cơ điện tử đã nhiệt tình tham gia NCKH thông qua các đề tài cấp trường và khoa. Khoa Điện – Cơ điện tử sẽ tổ chức một hội nghị khoa học vào tháng 10/2013 để công bố các kết quả nghiên cứu của GV và SV trong thời gian vừa qua, đây cũng là nơi giao lưu, trao đổi các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, các trường bạn…
Danh sách các đề tài NCKH cấp trường của khoa Điện – Cơ điện tử
TT
|
Tên đề tài
|
Chủ nhiệm đề tài
|
Năm phê duyệt
|
Năm nghiệm thu
|
1
|
Áp dụng phương pháp wavelet để chẩn đoán vết nứt của cầu dạng dầm dưới tác động của tải trọng di động
|
Ths. Nguyễn Đình Dũng
|
2010
|
2012
|
2
|
Tự động hóa tòa nhà
|
Ths. Hà Thanh Sơn
|
2010
|
Chưa nghiệm thu
|
3
|
Tính toán động lực học ngược robot song phẳng 3RRR
|
Ths. Nguyễn Đình Dũng
|
Chưa phê duyệt
|
|
4
|
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình máy bay 4 động cơ Quadrotor
|
Sv Nguyễn Cao Cường
|
Chưa phê duyệt
|
|
5
|
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình máy phát điện sử dụng năng lượng gió
|
Sv Đinh Trường Tộ
|
Chưa phê duyệt
|
|
6
|
Ứng dụng cuộc gọi thoại video của điện thoại để điều khiển Robot
|
Sv Trần Thanh Sơn
|
Chưa phê duyệt
|
|