I. Giới thiệu chung Cơ điện tử
- Tự động hóa là làm cho máy móc thông minh hơn. Ngành học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực cơ khí, điện tử, kỹ thuật điều khiển, tin học: thiết kế cơ khí, thiết kế chi tiết máy, công nghệ gia công cơ khí; Điện tử và mạch điện tử, lập trình điều khiển mềm dẻo (PLC), Kỹ thuật vi điều khiển, Lý thuyết điều khiển tự động, Kỹ thuật điều khiển, Lập trình điều khiển bằng MATLAB, LabView, IoT; thiết kế hệ thống cơ điện tử, kỹ thuật robot, lập trình nhúng và những kiến thức liên quan khác.
II. Mục tiêu đào tào Hướng tới đào tạo “kỹ sư ứng dụng”
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật nhằm mục tiêu đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử có sự am hiểu cơ bản và tích hợp về các lĩnh vực Cơ khí, điện tử, điều khiển và tin học, để từ đó người kỹ sư có khả năng vận dụng giải quyết những vấn đề kĩ thuật liên ngành hoặc các lĩnh vực chuyên sâu liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị dây truyền sản xuất trong công nghiệp. Lập trình cơ bản và nâng cao các vấn đề tự động trong dây chuyền sản xuất bằng PLC, Vi điều khiển…Mô phỏng, thu thập dữ liệu, điều khiển giám sát, truyền thông bằng mạng SCADA. Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để lập trình điều khiển, giám sát các vấn đề thực tế trong ngành Tự động hóa. Lắp đặt, thi công điện dân dụng và công nghiệp trong các công trình điện. Vận hành các hệ thống tự động điều khiển về điện tại các tòa nhà thông minh, nhà máy thép, nhà máy thực phẩm, các hệ thống điều hòa không khí, các nhà máy sản xuất tự động, các hệ thống băng chuyền, cân băng định lượng …Chuyển giao công nghệ, quản lí, sửa chữa, bảo trì dây truyền sản xuất tự động hóa.
- Thời gian học 4,5 năm: cung cấp cho sinh viên kỹ năng cứng / mềm và vững kiến thức để tự tin tham gia và thị trường làm việc. Đào tạo cho sinh viên kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề trong thực tế; làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; giao tiếp; đàm phán; làm việc nhóm và đưa ra kỹ năng ra quyết định trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới. Đội ngũ giảng viên được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước với nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn quản lý doanh nghiệp.
III. Vị trí việc làm:
- Kỹ sư nghiên cứu hệ thống liên quan đến Cơ điện tử - Tự động hóa
- Kỹ sư thiết kế hệ thống liên quan đến Cơ điện tử - Tự động hóa
- Kỹ sư tư vấn kỹ thuật và bảo trì hệ thống thiết bị thuộc lĩnh vực Cơ điện tử - Tự động hóa.
- Kỹ sư vận hành hệ thống sản xuất,
- Kỹ sư phát triển các dự án thuộc lĩnh vực cơ điện tử và Tự động hóa - Nghiên cứu viên, giảng viên tại các Trường ĐH, Cao đẳng trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện tử - Tự động hóa.
IV. Nơi làm việc
- Công ty/doanh nghiệp chuyên về thiết kế, sản xuất hệ thống cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa.
- Viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,…có chức năng nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực cơ điện tử và điều khiển.
- Sở công thương, Sở KH&CN, khu chế xuất, khu công nghiệp. - Công ty/doanh nghiệp sản xuất các thiết bị hay hệ thống Cơ điện tử - Tự động hóa.
- Công ty/đơn vị kinh doanh thiết bị và máy móc liên quan đến Cơ điện tử - Tự động hóa.
- Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia.
- Xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
V. Các phương thức xét tuyển
1. Xét điểm học bạ THPT:
- Cách 1: Xét điểm trung bình học tập năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.
- Cách 2: Sử dụng kết quả 03 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển của 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Điểm trung bình 3 học kỳ của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,5 điểm trở lên.
2. Xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp THPT: Sử dụng điểm 3 môn từ kết quả thi THPT theo tổ hợp đăng ký.
3. THỜI GIAN XÉT TUYỂN:
- Xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2022: theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
- Xét tuyển bằng học bạ: theo kế hoạch tuyển sinh của ĐHDL Phương Đông.
4. HỒ SƠ XÉT TUYỂN:
- Xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2022: theo biểu mẫu quy định của Bộ GD&ĐT cho từng đợt xét tuyển.
- Xét tuyển bằng học bạ: phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường ĐH Phương Đông)
+ học bạ THPT (bản sao chứng thực)
+ bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao chứng thực).
5. CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:
- Nộp trực tiếp tại trường (cơ sở Trung Kính). Hồ sơ bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường Đại học Phương Đông (https://bit.ly/xet-tuyen2022) Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời Bản sao công chứng học bạ THPT Gửi chuyển phát nhanh về địa chỉ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Phương Đông, số 171 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Đăng ký trực tuyến trên website của trường: http://xettuyen.phuongdong.edu.vn
LIÊN HỆ: Điện thoại: 0243.8633.063 (hoặc 0989.833.308 Thầy Thanh).
- Cơ sở 1: Số 171 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Số 4, ngõ 228, Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.